Sản phẩm đầu tiên của Apple là chiếc máy tính dành cho các kỹ sư và những người yêu thích máy tính. Apple I chỉ được sản xuất với số lượng ít. Steve Wozniak, một kỹ sư máy tính và là nhà lập trình người Mỹ, cũng là đồng sáng lập nên công ty Apple Computer Co (nay là Apple Inc), đã thiết kế ra máy tính Apple I, còn Steve Jobs là người đã chỉ đạo chiến dịch marketing cho sản phẩm.
2 - Apple II (1977)
Một trong những chiếc máy tính cá nhân thành công đầu tiên, Apple II được thiết kế nhắm đến thị trường đại chúng, chứ không chỉ dành riêng cho các kỹ sư hay người yêu thích máy tính. Nó cũng là thiết kế của Wozniak. Sản phẩm sau đó đã có một số cập nhật, và tiếp tục “sống” đến năm 1993.
3 - Lisa (1983)
Chuyến thăm của Jobs đến trung tâm nghiên cứu của hãng Xerox Corp ở Palo Alto đã khơi nguồn cảm hứng cho ông về một chiếc máy tính thương mại đầu tiên có giao diện đồ họa, với các biểu tượng, cửa sổ và con trỏ chuột. Nó chính là nền tảng cho các giao diện máy tính ngày nay, nhưng Lisa quá đắt đỏ nên không thành công trong thương mại.
4 - Macintosh (1984)
Giống như Lisa, Macintosh có giao diện đồ họa. Nó cũng rẻ hơn, chạy nhanh hơn và được tiếp sức với một chiến dịch quảng cáo “hoành tráng”. Mọi người sớm nhận ra giao diện đồ họa hữu ích đến thế nào. Ngoài ra, Macintosh còn kết nối được với máy in laze.
5 - NeXT computer (1989)
Rick Bergman – Phó chủ tịch và Tổng giám đốc bộ phận sản phẩm của AMD phát biểu trong Hội thảo Lãnh đạo công nghệ bảo mật Thái Bình Dương tổ chức tại Vail, Colorado về việc smartphone hiện chỉ đang loay hoay vào pin, điểm ảnh, và màn hình, trong khi AMD lại có thể phát triển vào các lĩnh vực khác. Công ty cũng thấy cơ hội lớn hơn khi ứng dụng công nghệ đồ họa và chip vào máy tính bảng, nơi các khách hàng yêu cầu chất lượng video cao hơn và tuổi thọ pin dài hơn. Tuy nhiên, nếu có cơ hội, AMD sẽ quay trở lại thị trường smartphone.
AMD đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích do không đi theo thị trường smartphone hay máy tính bảng đang bùng nổ. Vào tháng 6, công ty đã ra mắt chip máy tính bảng đầu tiên mang tên Z-series. Đây là biến thể có sức mạnh thấp hơn chip máy tính cá nhân dựa trên vi kiến trúc Fusion, bao gồm một bộ xử lí đồ họa và CPU trên chip đơn. Dựa trên cấu trúc x86, chip giúp máy tính bảng có trải nghiệm đồ họa và đầy đủ chức năng của một máy tính cá nhân thực thụ.
AMD sẽ hợp tác với Intel để hất cẳng ARM – vốn thống trị thị trường máy tính bảng. Intel cũng sẽ đưa cấu trúc x86 vào máy tính bảng cùng chip Atom chính hãng, với hi vọng giảm thiểu lượng tiêu thụ năng lượng chip xuống điểm ngang bằng ARM – sở hữu chip được đánh giá là hiệu quả hơn. Intel cũng đang tiến vào thị trường smartphone cùng Atom.
" alt=""/>AMD đứng ngoài thị trường smartphone